Cơ cấu hội đồng quản trị

Cơ cấu hội đồng quản trị

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA HÀ NỘI 

1. Hội đồng quản trị trường Cao đẳng Y khoa Hà Nội bao gồm:

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định sau đây:

a) Dự kiến chương trình, chuẩn bị tài liệu phục vụ họp đại hội cổ đông; triệu tập đại hội cổ đông họp thường kỳ hoặc đột xuất theo quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của Trường

b) Thông qua quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; tuyển dụng, quản lý, sử dụng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động của nhà trường;

c) Xây dựng và trình đại hội cổ đông thông qua chiến lược đầu tư, kế hoạch phát triển cơ sở vật chất và quy chế tài chính nội bộ của Nhà trường;

d) Thông qua chiến lược và kế hoạch phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế do hiệu trưởng đề xuất;

đ) Quyết nghị về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức, hoạt động của trường; thông qua quy chế tổ chức, hoạt động của trường sau khi đã được đại hội cổ đông thông qua những quy định liên quan đến tài chính;

e) Đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định công nhận, thôicông nhận hiệu trưởng;g) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các phó hiệu trưởng;

h) Xây dựng báo cáo hoạt động và quyết toán tài chính hằng năm của nhà trườngvà trình lên đại hội cổ đôngthông qua;

i) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình về các hoạt động, việc thực hiện các cam kết của nhà trường với cơ quan quản lý nhà nước, các bên liên quan theo yêu cầu.

3. Hoạt động của hội đồng quản trị

a) Hội đồng quản trị họp định kỳ 03 (ba) tháng một lần. Việc tổ chức họp đột xuất do chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định nhưng phải được ít nhất 30% tổng số thành viên Hội đồng quản trị đồng ý

b) Hội đồng quản trị làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số

c) Cuộc họp Hội đồng quản trị là hợp lệ khi có ít nhất 70% tổng số thành viên hội đồng quản trị tham dự;

d) Thông báo mời họp Hội đồng quản trị phải kèm theo chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho cuộc họp và phải được gửi đến các thành viên hội đồng quản trị bằng thư bảo đảm hoặc thư chuyển phát nhanh, có chữ ký xác nhận của người nhận ít nhất 05 ngày trước ngày họp;

đ) Quyết nghị của Hội đồng quản trị được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp theo nguyên tắc mỗi thành viên Hội đồng quản trị là một phiếu biểu quyết, quyết nghị là hợp lệ khi có trên 50% tổng số thành viên hội đồng quản trị đồng ý. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết nghị của Hội đồng quản trị được thông qua, quyết nghị phải được gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị

e) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết nghị của hội đồng quản trị được thông qua, thành viên góp vốn, thành viên Hội đồng quản trị có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết nghị của Hội đồng quản trị khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

Cuộc họp của Hội đồng quản trị được tiến hành không bảo đảm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này.

Nội dung quyết nghị của Hội đồng quản trị vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

g) Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Chủ tịch Hội đồng quản trị được quyền sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị và ký các văn bản, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

h) Ủy quyền điều hành Hội đồng quản trị

Trường hợp chủ tịch hội đồng quản trị vắng mặt trong khoảng thời gian quy định trong quy chế tổ chức, hoạt động của Trường thì phải ủy quyền cho một trong số các thành viên của Hội đồng quản trị đảm nhận trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong thời gian đi vắng. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, thông báo tới các thành viên Hội đồng quản trị, công khai trong toàn Trường và được gửi đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi. Thời gian ủy quyền không quá 06 (sáu) tháng.

4. Chủ tịch hội đồng quản trị

  Chủ tịch hội đồng quản trị là thành viên góp vốn, do Hội đồng quản trị bầu trong số các thành viên của Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín và phải được trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản trị đồng ý. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của Nhà trường. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể ủy quyền cho hiệu trưởng trường là đại diện chủ tài khoản, thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm vi được ủy quyền;

b) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho cuộc họp của Hội đồng quản trị; triệu tập và chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản trị; tổ chức việc thông qua và là người chịu trách nhiệm chính về các quyết nghị của Hội đồng quản trị; giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của Hội đồng quản trị; chủ trì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;

c) Điều hành Hội đồng quản trị thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều này;

d) Trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định công nhận hiệu trưởng, thôi công nhận hiệu trưởng;

đ) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các phó hiệu trưởng;

e) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của Trường.

5. Thư ký của Hội đồng quản trị

Thư ký Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị giới thiệu trong số các thành viên của Hội đồng quản trị và được Hội đồng quản trị thông qua với trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản trị đồng ý. Thư ký Hội đồng quản trị trực tiếp giúp chủ tịch hội đồng quản trị thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản trị các hoạt động của Hội đồng quản trị; chuẩn bị chương trình cuộc họp, nội dung, tài liệu, gửi giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp của Hội đồng quản trị; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của hội đồng quản trị;

b) Chuẩn bị các báo cáo, giải trình với cơ quan quản lý nhà nước, Đại hội đồng cổ đông và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị;

c) Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng quản trị giao.

d) Thành viên của Hội đồng quản trị có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị phân công và các nhiệm vụ khác theo quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

6. Đại hội cổ đông

a) Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các thành viên góp vốn của Trường cao đẳng Y khoa Hà Nội. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây

b) Bầu thành viên góp vốn tham gia vào hội đồng quản trị; giải quyết các yêu cầu bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị là thành viên góp vốn; đề xuất với hội đồng quản trị về việc không công nhận đại diện thành viên góp vốn tham gia Hội đồng quản trị;

c) Thông qua định hướng phát triển nhà trường;

d) Thông qua kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và người lao động của nhà trường do hội đồng quản trị đề xuất;

e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm của Trường, những quy định có liên quan đến tài chính trong quy chế tổ chức, hoạt động của Trường;

f) Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ Trường cao đẳng Y khoa Hà Nội;

g) Thông qua nghị quyết về tăng, giảm vốn điều lệ, kế hoạch huy động vốn dưới mọi hình thức;

h) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định

i) Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm 01 (một) lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp đột xuất. Chi phí cho việc triệu tập và tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông được tính trong kinh phí hoạt động của Nhà trường. Cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông được tổ chức bắt buộc mỗi năm 01 (một) lần trong thời gian 03 (ba) tháng đầu của năm tài chính. Cuộc họp đột xuất của Đại hội đồng cổ đông được triệu tập theo một trong những trường hợp sau đây:

  1. Theo quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc có ít nhất 70% tổng số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị tổ chức cuộc họp;
  2. Cần bổ sung hoặc thay thế thành viên góp vốn của hội đồng quản trị;
  3. Có văn bản của cá nhân hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 30% tổng số vốn góp đề nghị họp khi phát hiện hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền, trái với quy chế tổ chức, hoạt động, quy chế tài chính nội bộ của nhà trường hoặc quy định của pháp luật có liên quan;
  4. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã kéo dài quá 03 (ba) tháng nhưng chưa tổ chức cuộc họp để bầu Hội đồng quản trị mới thay thế;
  5. Các trường hợp khác theo quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của Trường.
  6. Tổ chức họp đại hội đồng cổ đông
  7. Cuộc họp đại hội đồng cổ đông là hợp lệ khi có số thành viên góp vốn đại diện ít nhất 70% tổng số vốn góp tham dự cuộc họp;
  8. Trường hợp cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất không bảo đảm theo quy định tại điểm a khoản này, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp lần thứ nhất, đại hội đồng cổ đông được triệu tập cuộc họp lần thứ hai và cuộc họp là hợp lệ khi có số thành viên góp vốn đại diện ít nhất 51% tổng số vốn góp tham dự cuộc họp; trường hợp cuộc họp đại hội đồng cổ đông lần thứ hai vẫn chưa hợp lệ thì sau 20 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp lần thứ hai, đại hội đồng cổ đông được tổ chức họp không phụ thuộc vào số lượng và tỷ lệ số vốn góp của các thành viên góp vốn dự họp;
  9. Việc triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (thường niên hoặc đột xuất) phải được thực hiện theo hình thức thông báo mời họp bằng văn bản; thông báo mời họp phải kèm theo dự kiến chương trình, nội dung cuộc họp, các tài liệu liên quan và phải được gửi cho tất cả các thành viên góp vốn bằng hình thức thư bảo đảm hoặc thư phát chuyển nhanh, có chữ ký xác nhận của người nhận ít nhất 05 ngày trước ngày họp;
  10. Các cuộc họp thường niên hoặc cuộc họp đột xuất của Đại hội đồng cổ đông do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập; trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị không triệu tập họp theo kế hoạch của Hội đồng quản trị hoặc theo đề nghị quy định tại khoản 3 Điều này, thì sau 30 ngày làm việc kể từ ngày dự kiến họp theo kế hoạch của Hội đồng quản trị hoặc sau 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị họp đột xuất, các thành viên góp vốn có đề nghị triệu tập cuộc họp theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này chọn một thành viên hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông và cuộc họp đó được coi là hợp lệ.
  11. Nội dung các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi đầy đủ vào biên bản cuộc họp và được thông qua ngay tại cuộc họp, có chữ ký của người chủ trì và thư ký cuộc họp để lưu trữ. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp và phải được gửi đến từng thành viên góp vốn, thành viên hội đồng quản trị trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày quyết định được thông qua.
  12. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp và được coi là hợp lệ khi có số thành viên góp vốn đại diện ít nhất 70% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp chấp thuận, trừ trường hợp có quy định cao hơn của pháp luật hoặc được quy định trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường.
  13. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định được thông qua, thành viên góp vốn, thành viên Hội đồng quản trị có quyền kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định của đại hội đồng cổ đông khi xảy ra một trong các trường hợp: Đại hội đồng cổ đông được tổ chức cuộc họp không bảo đảm các quy định tại Điều này hoặc nội dung quyết định của đại hội đồng cổ đông vi phạm pháp luật; vi phạm quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

6. Ban kiểm soát

Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có 03 thành viên trong đó ít nhất có 01 thành viên là kế toán.

Thành viên ban kiển soát phải là người có cổ phần và là Quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị phạt tù và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Những người trong ban kiểm soát không được là thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, Kế toán trưởng, đồng thời không phải là cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ của thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, kế toán trưởng của Nhà trường.

Ban kiểm soát bầu một thành viên làm trưởng ban; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát:

  1. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành các hoạt động của trường, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.
  2. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của trường, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lí, điều hành hoạt động của trường.
  3. Định kỳ thông báo với Chủ tịch Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động; tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị về các báo cáo, kết luận và kiến nghị trước khi trình lên Đại hội đồng cổ đông.
  4. Báo cáo tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông về các hoạt động của nhà trường. Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý điều hành hoạt động của trường
  5. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo qui định của nhà nước và qui chế tổ chức hoạt động của nhà trường.
  6. Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và toàn thể cán bộ giảng viên, nhân viên cơ hữu của trường về các nội dung trong báo cáo và hoạt động của mình.
  7. Được yêu cầu Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, các bộ phận quản lý khác cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin, tài liệu về các hoạt động của nhà trường khi thực hiện nhiệm vụ.

Phòng TT - TT - TS

 

Nguyễn Ngọc Ánh