Chế độ trực ngành y tế mới nhất
11:06 - 12/05/2022
Đối với cán bộ, viên chức làm việc tại cơ sở y tế công lập thì ngoài mức lương được hưởng còn có mức phụ cấp theo chế độ rất hấp dẫn. Vậy chế độ phụ cấp trực ngành Y Tế được quy định mới nhất trong năm 2022 như thế nào? Thông tin sẽ được tổng hợp ở bài viết dưới đây.
Ngành Y Tế có đặc thù hơn đó là ngoài giờ ca trực theo quy định thì một số trường hợp khẩn cấp trong công tác chữa bệnh cứu người nên phải tăng ca giờ làm. Bệnh viện, cơ sở y tế lúc nào cũng đòi hỏi phải có người trực để kịp thời chữa bệnh cho bệnh nhân. Tuy nhiên thì các y bác sĩ thực hiện chế độ ca trực này thì sẽ được hưởng chế độ phụ cấp trực ngành Y tế theo quy định.
Theo đó thì chế độ phụ cấp thường trực đối với các y, bác sĩ, nhân viên công tác trong cơ sở y tế sẽ được quy định cụ thể tại Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 28 tháng 12 năm 2011. Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
1. Chế độ trực ngành Y tế đối với người lao động tham gia thường trực
Chế độ phụ cấp trực ngành Y tế của y, bác sĩ, cán bộ y tế trong ca thường trực được chi trả bao gồm:
* Mức trợ cấp thường trực:
– Đối với người lao động thường trực 24/24 giờ:
+ Người lao động thường trực trong bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I: mức phụ cấp là 115 ngàn đồng/1 người/1 phiên trực.
+ Người lao động thường trực trong bệnh viện hạng II: mức phụ cấp là 90 ngàn đồng/1 người/1 phiên trực.
+ Người lao động thường trực trong bệnh viện hạng III, hạng IV và các cơ sở khác tương đương: mức phụ cấp là 65 ngàn đồng/1 người/1 phiên trực.
+ Người lao động thường trực trong các trạm y tế xã, trạm y tế, bệnh xá quân dân y: mức phụ cấp là 65 ngàn đồng/1 người/1 phiên trực.
– Đối với người lao động thường trực làm việc theo ca 12/24 giờ: mức phụ cấp được tính bằng một nửa (0.5 lần) so với mức phụ cấp khi trực ca 24/24 giờ.
– Đối với người lao động thường trực làm việc theo ca 16/24 giờ: mức hưởng được tính bằng 0.75 lần so với mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
Nếu người lao động trực trong khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chắc sóc đặc biệt thì mức phụ cấp được tính bằng 1.5 lần so với mức phụ cấp nếu trên. Trực ca vào ngày nghỉ hàng tuần thì mức phụ cấp được tính bằng 1.3 lần mức quy định. Trực ca trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết thì mức trợ cấp là 1.8 lần mức quy định.
– Đối với những người làm việc trong cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định về xử lý vi phạm hành chính và cơ sở điều dưỡng người khuyết tật, thương binh, bệnh binh thì mức phụ cấp được tính như sau:
+ Mức phụ cấp thường trực vào ngày thường ở các khu vực thông thường:
Đối với cơ sở được xếp hạng I: mức phụ cấp là 90 ngàn đồng.
Đối với cơ sở được xếp hạng II và hạng III: mức phụ cấp là 65 ngàn đồng.
+ Mức phụ cấp thường trực vào ngày thường ở các khu vực phục hồi sức khỏe, điều trị cắt cơn, giải độc hoặc khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm thì bằng 1,5 lần mức phụ cấp trên.
* Chế độ bồi dưỡng khác:
– Chế độ hỗ trợ tiền ăn: Người lao động làm công tác thường trực 24/24h thì còn được hỗ trợ tiền ăn là 15 ngàn đồng/1 người/1 phiên trực.
– Chế độ nghỉ bù: người lao động đã tham gia ca thường trực thì được nghỉ bù và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia ca trực, chế độ cụ thể như sau:
+ Đối với người trực ca 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày;vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
+ Đối với người thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ. Nếu làm thêm vào ca đêm thì được trả tiền lương làm việc vào ban đêm.
2. Viên chức làm việc tại cơ sở y tế công lập thì được hưởng chế độ phụ cấp như thế nào?
Theo chia sẻ của ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y khoa Hà Nội, tại khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức quy định về đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: Tổ chức bộ máy, nhân sự, Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, tài chính, nhân sự.
Thực tế thì hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về sự khác nhau của chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, chế độ bồi dưỡng độc hại của viên chức, phụ cấp độc hại đối với người lao động tại các cơ sở y tế công lập được giao quyền tự chủ. Đồng thời viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế công lập cũng chưa được giao quyền tự chủ.
Do vậy, về chế độ phụ cấp độc hại và chế độ bồi dưỡng độc hại cho người lao động và viên chức tại các cơ sở y tế công lập hiện nay đều được giao quyền tự chủ và cơ sở y tế công lập chưa được giao quyền tự chủ là như nhau.
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ và điểm c, khoản 1, Điều 2 Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/1/2012 của liên Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính thì, viên chức (kể cả lao động hợp đồng) thuộc biên chế trả lương trong các cơ sở y tế công lập đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương theo các ngạch viên chức có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 16 hoặc 13) để thực hiện công việc chiếu chụp X-quang, chẩn đoán hình ảnh tại các cơ sở y tế công lập được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề mức 40% .
Cùng với phụ cấp ưu đãi nghề, đối với chức danh nghề chiếu chụp X-quang, viên chức, người lao động còn được hưởng mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ 0,1 – 0,4 theo Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ.
Ngoài ra viên chức, người lao động còn được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức 10.000 đồng, 15.000 đồng, 20.000 đồng và 25.000 đồng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Người có bằng Đại học ở vị trí chiếu chụp X-quang tại Phòng khám đa khoa của 1 trường cao đẳng y tế theo biên chế đơn vị sự nghiệp công lập đã được giao quyền tự chủ (tự trang trải về tài chính). Với những thông tin trên thì trường hợp bạn đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP (theo ngạch viên chức có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 16) thì đều sẽ được hưởng chế độ phụ cấp độc hại, chế độ bồi dưỡng độc hại, ưu đãi nghề như người lao động hay các viên chức làm công việc chiếu chụp X-quang tại những cơ sở y tế công lập chưa được giao quyền tự chủ (hưởng lương từ ngân sách nhà nước).
3. Cách tính chế độ phụ cấp thường trực tại cơ sở y tế
Về cách tính tiền trực ngành Y tế thì được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg như sau:
– Thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh nếu có giường bệnh thì sẽ căn cứ vào tình hình thực tế đối với nguồn nhân lực và hoạt động đối với từng bộ phận của đơn vị để quyết định về hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hay làm thêm giờ. Với trường hợp thiếu nhân lực thì bạn không thể bố trí người làm việc thêm giờ hay theo ca kíp, kể cả đối với những khu vực được quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì cũng phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ;
– Đối với khoa, khu vực đặc biệt gồm: khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca như sau:
+ Ngày làm việc gồm 03 ca, mỗi ca làm việc 08 giờ;
+ Ngày làm việc gồm 02 ca: một ca làm việc 08 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ.
Do đó trường hợp của bạn được tính chế độ trực 2 ca, 1 ca làm việc 8 giờ theo giờ hành chính và ca còn lại 16 giờ. Như vậy, cách tính chế độ trực bên phía bệnh viện là đúng theo quy định.
Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg như sau:
– Chế độ phụ cấp thường trực:
+ Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:
++ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.
++ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.
++ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.
++ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.
+ Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;
+ Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
– Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
+ Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;
+ Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:
– Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
– Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, đối với người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
4. Mức phụ cấp thường trực đối với người trực tại trạm y tế xã
Với cán bộ, viên chức làm việc tại các trạm y tế xã thì có những sự riêng biệt nên có quy định về phụ cấp trực ngành Y tế tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg như sau:
“Điều 2. Chế độ phụ cấp thường trực
- Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực:
- a) Chế độ phụ cấp thường trực:
– Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:
+ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.
+ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.
+ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.
+ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.
– Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;
– Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
- b) Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;”
Theo đó, người lao động thường trực 24/24 tại trạm y tế xã phải được hưởng ít nhất 25.000 đồng tiền phụ cấp thường trực. Trường hợp bạn trực đêm, nếu trực 24/24 thì được hưởng 25.000 đồng/phiên trực và được hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/ phiên trực. Việc bạn chỉ nhận được 5.000 đồng/ca đêm là sai so với quy định của pháp luật, trong trường hợp này bạn có thể khiếu nại để yêu cầu bảo đảm quyền lợi cho mình.
Còn đối với với việc bác sĩ chỉ trực khám bệnh và trực lãnh đạo mà vẫn được chi trả phụ cấp thường trực, do bạn không nói cụ thể về ca trực của bác sĩ như thế nào? thời gian trực là bao lâu nên trong trường hợp này chưa đủ cơ sở để kết luận việc chi trả phụ cấp thường trực cho bác sĩ là đúng hay sai.
5. Phụ cấp đối với nhân viên y tế học đường
Đối với nhân viên y tế học đường đang làm việc tại Trường trung học phổ thông, trường ở đồng bằng được quy định về chế độ trực ngành Y tế tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP:
“6. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.”
Với những thông tin được chia sẻ trên đây tổng hợp đầy đủ về phụ cấp trực ngành Y tế hiện nay. Đây là hành trang giúp các bạn thuận tiện trong quá trình làm việc, đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích nhé.
Bài viết liên quan
Thực tế ảo (VR), Thực tế tăng cường (AR) và Trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng công nghệ trong giáo dục và y tếTrường Cao đẳng Y khoa Hà Nội đào tạo gắn liền với thực tiễn và khởi nghiệp: Hướng đi tất yếu cho sinh viên Cao đẳng nghề y tế và ngôn ngữ
Đổi mới sáng tạo đào tạo nhóm ngành sức khỏe trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo: Xu hướng tất yếu và cơ hội đột phá
Trường Cao đẳng Y khoa Hà Nội: Đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, sẵn sàng hội nhập quốc tế
Cơ hội và thách thức của đào tạo ngành sức khoẻ trong kỷ nguyên số: Tầm nhìn cho các trường cao đẳng nghề